15/01/2021

CÁCH PHÂN BIỆT MỤN DỪA ĐÃ QUA XỬ LÝ

Mụn dừa chưa qua xử lý có thể làm chết cây rau mầm và cách phân biệt mụn dừa đã qua xử lý

Mụn dừa (cocopeat), chỉ xơ dừa từ lâu đã chứng minh được vai trò quan trọng của nó trong nền nông nghiệp truyên thống cũng như nông  nghiệp công nghệ cao, nhưng không phải loại mùn dừa nào cũng có thể dùng để trồng rau mầm được, nếu bạn không biết cách phân biệt giữa mùn dừa đã qua xử lý và chưa qua xử lý thì khả năng cây rau mầm sẽ phát triển còi cọc chậm lớn và năng xuất kém rất cao. Vậy làm cách nào để phân biệt mùn dừa đã qua xử lý và mùn dừa tươi (mùn dừa chưa qua xử lý). Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn một cách hiểu khái quát nhất để lựa chọn giá thể trồng rau mầm.


 

  • Sản xuất gía thể xơ dừa đã xử lý theo công nghệ vi sinh trồng rau sạch, rau mầm
  • Mụn dừa và xơ dừa làm giá thể trong nông nghiệp CNC

Phân biệt mùn dừa đã qua xử lý và tác hại khi sử dụng mùn dừa chưa xử lý
Từ vỏ trái dừa người ta có thể phân tách ra 2 phần 1 là phần xơ dừa ( chỉ xơ dừa ) dùng để lót nền truồng trại hay làm giá thể trồng phong lan, 2 là và mụn xơ dừa (cocopeat).


Ảnh minh họa :Chỉ xơ dừa

Ảnh minh họa: Mụn dừa

Đây là loại nguyên liệu phục vụ rất tốt cho nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên mùn xơ dừa ( chiếm 70% trọng lượng vỏ dừa) sau khi được tách ra khỏi vỏ dừa. Mùn dừa tươi ( chưa được xử lý ) có chứa 2 chất quan trọng ảnh hưởng lớn đến bộ rể cây rau mầm, nhiều nhất là 2 chất Tanin (chất chát có nhiều trong trà, mụn dừa, … Tan trong môi trường nước) và Lignin (chất chát chỉ hòa tan trong môi trường kiềm). Hai thành phần này làm tắc mọi đường hút – hít chất dinh dưỡng của rể cây mầm, khó phân hủy. Nếu sử dụng trực tiếp sẽ làm cây còi cọc, chậm phát triển hoặc ngộ độc cho cây mầm dẫn đến chết cây.


 

Mùn dừa (cocopeat) đã qua xử lý là một giá thể hoàn toàn hữu cơ, sản xuất từ trái dừa.

Mụn dừa đã qua xử lý chất Chát, Lignin là loại giá thể có ích cho cây trồng. Là chất nền tuyệt vời cho sự phát triển của rễ cây, làm tăng độ phì nhiêu, vi sinh, vi lượng và các chất hưu cơ cho đất. Do đó, mụn dừa đã được xử lý sẽ làm tăng công suất của vùng đệm. Nhằm giúp cây trồng chống chịu được khi thiếu phân và nước trong thời gian ngắn. Nên mụn dừa được sử dụng rất nhiều trong thành phần của đất sạch, hay giá thể trồng rau và hoa. Bài viết này sẽ mô tả chính xác quy trình xử lý mùn dừa tươi

Có thể bạn sẽ cảm thấy quy trình xử lý phức tạp và mất thời gian. Nhưng với quy mô công nghiệp thì mụn dừa sẽ được cho vào các hồ chứa để xử lý. Với khối lượng xử lý có thể lên đến hàng trăm tấn trên ngày. Nên chi phí và thời gian xử lý sẽ giảm đi.

 

Làm thế nào để phân biệt mụn dừa (cocopeat) đã qua xử lý và mụn dừa chưa xử lý?

Hiện tại mụn dừa thường được bày bán trên thị trường bằng các bao tái sử dụng hoặc bao bì không có nhãn mác, xuất xứ. Người mua chỉ dựa vào thông tin của người bán để biết đâu là mụn dừa đã qua xử lý hay chưa qua xử lý, Nên rất khó phân biệt và thường xảy ra tình trạng treo đầu dê bán thịt chó. Vậy đâu là giải pháp để phân biệt mùn dừa đã qua xử lý và chưa qua xử lý. Nông Trại Rau Mầm Ngon Ngon sẽ liệt kê một số giải pháp nhận biết sau đây.

– Màu sắc, cảm quan: Mùn dừa chưa xử lý thường có màu vàng nhạt (  màu của vỏ dừa tươi ) và cầm trên tay rất khô, mùn dừa đã qua xử lý cho màu nâu đỏ và có độ ẩm rất cao (do được ngâm và thau rửa nước sạch nhiều lần, cho khả năng ngậm nước rất tốt). Một số nơi sử dụng cách ngâm mụn dừa vào nước nếu thấy nước ra màu nâu đỏ thì là mụn dừa chưa xử lý. Tuy nhiên một số loại mùn dừa đã qua xử lý khi ngâm vẫn cho nước màu nâu vì họ chỉ cần xử lý đạt tiêu chuẩn mà thôi. Nên cách này chỉ cảm nhận bằng cảm quan chứ chưa thật sự chính xác.

 

Ảnh minh họa : Phân biệt mùn dừa đã qua xử lý và chưa qua xử lý để trồng rau mầm

– Định tính: Mùn dừa chưa xử lý khả năng hấp thụ nước kém còn mùn dừa đã được xử lý giữ nước tốt.
– Định lượng: Sử dụng 2 chỉ tiêu là dộ dẫn điện (EC) và chỉ tiêu pH (chỉ tiêu rất quan trọng của đất trồng) để đánh giá mùn dừa.

 

Mùn dừa chưa xử lý : Độ ẩm: 20% – EC: > 2.5 – PH: 5.5 – 6.5
Mùn dừa đã qua xử lý : Độ ẩm: 20%   EC: ≤ 0.5- PH: 6  – 7

Mụn dừa (cocopeat) đã qua xử lý

Bằng phương pháp dùng máy để định tính này thì khả năng cho Bà con Nông dân mua được đúng loại mùn dừa là cao nhất, nhưng không phải ai cũng biết sử dụng máy đo và có điều kiện để mua, cho nên việc mua được đúng loại mùn dừa đã qua xử lý vẫn phụ thuộc vào cái tâm của người bán, hoặc tìm đến các cơ sở lớn có uy tín về vật tư nông nghiệp trên địa bàn Bà con mình đang canh tác.

Mụn dừa (cocopeat) – đất sạch xuất khẩu trồng rau sạch
Đất sạch Eco xuất khẩu của Nguồn Sinh Thái được sản xuất từ 100% từ mụn dừa được xử lý theo qui trình kỹ thuật được giám sát chặt chẽ, đảm bảo các chỉ tiêu xuất khẩu sang các nước khó tính nhất (Hàn Quốc,…).

Mụn dừa (cocopeat) sau khi được đưa về nhà máy Nguồn Sinh Thái sẽ được sàn lọc kỹ lưỡng nhằm loại bỏ tất cả chỉ xơ còn lại trong mụn dừa chỉ giữ lại phần hạt mụn chứa nhiều dinh dưỡng cho cây trồng.

 

 

Mụn dừa xuất khẩu tại nhà máy Nguồn Sinh Thái sẽ được xử lý luôn đảm bảo các chỉ tiêu:

Độ ẩm: 20%
EC: leqslant 0.5
Ph: 6.0 – 6.5

Mụn dừa (cocopeat) xuất khẩu được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn Organic, G.A.P, đất sạch Eco xuất khẩu.