09/04/2021

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG QUA MÀU MỤN DỪA CÓ CHÍNH XÁC HAY KHÔNG?

Đánh giá chất lượng mụn dừa qua màu sắc của hạt mụn và nước xả mụn dừa liệu có đúng không?

 

 
 


Hiện nay tình trạng mụn dừa xử lý không đạt chất lượng ngày càng nhiều nhằm mục đích cạnh tranh về giá thành, làm mất phần lớn lòng tin của người sử dụng, mà chủ yếu là các Farm nông nghiệp công nghệ cao. Và thật sự khá nguy hiểm khi các farm truyền tai nhau cách nhận biết chất lượng mụn dừa qua cảm quan về màu sắc của hạt mụn và nước xả mụn dừa. Điều này hoàn toàn không chính xác. Hãy cùng mụn dừa Eco Nguồn Sinh Thái tìm hiểu thêm thông tin nhé.

Tại sao cần phải xả chát mụn dừa trước khi trồng?        

Bất kể loại vật chất nào dùng làm giá thể trồng đều phải đảm bảo tốt cho sự phát triển của rễ. Trong vỏ dừa tự nhiên luôn có một hàm lượng chất chát là Tanin và Lignin nhất định. Nó tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu vỏ là dừa khô hay dừa tươi uống nước, dừa khô sẽ sẽ ít chất chát hơn dừa tươi và hạt mụn cũng tạo được độ xốp tốt hơn. Mụn dừa nguyên liệu đạt chất lượng nhất định phải là mụn dừa tách chỉ từ vỏ dừa khô đủ 12 tháng tuổi. Về chất chát, Tanin sẽ tan trong môi trường nước, Lignin tan trong môi trường kiềm. Rễ cây rất mẫn cảm với 2 chất này, nó ức chế khả năng thẩm thấu của màng tế bào lông hút của rễ, đặc biệt là rễ non, nó sẽ không hút được bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào. Vì thế, nếu như bạn trồng cây trực tiếp vào xơ dừa chưa qua xử lý sẽ làm cho cây còi cọc hoặc ngộ độc thậm chí là chết cây hoặc các cây sống sót cũng khó tạo ra được năng suất.

Màu của hạt mụn dừa trước và sau khi xả chát đạt chuẩn có màu sắc thế nào?

Khó có thể đánh giá được chất lượng mụn dừa xử lý thông qua màu sắc của hạt mụn hoặc nước xả, nhưng nó có thể thể hiện hàm lượng tannin và lignin nhiều hay ít. Cụ thể, hạt mụn màu nâu sáng được làm từ vỏ dừa khô, hạt mụn to, xốp và giữ ẩm tốt, vỏ dừa được thu đúng tuổi sẽ có hàm lượng tannin và lignin thấp, dễ dàng loại bỏ trong quá trình xử lý chát. Hạt mụn màu nâu đen được làm từ vỏ dừa non, hạt mụn nhỏ, nhuyễn và không giữ được độ ẩm cho cây. Trong vỏ dừa non, hàm lượng tannin và lignin rất cao, và rất nhanh bị oxi hóa sau khi vỏ dừa được xay nhuyễn ra, và cũng rất khó xử lý sạch được chất chát. Vì vậy, loại mụn dừa được sản xuất từ vỏ dừa non không đáp ứng được các tiêu chuẩn để làm giá thể trồng cây. Và màu hạt mụn dừa trước và sau khi xả chát không thay đổi nhiều, đây là cơ sở nhận biết được nguồn nguyên liệu đầu vào được sử dụng có tốt hay không.

 

 
 

 

 

Vì sao nước xả mụn dừa lại có nhiều màu khác nhau?

Thường mụn dừa sau khi xử lý màu nước xử lý sẽ có các trường hợp sau:

1. Nước xả mụn có màu rất nhạt hoặc không màu: Trường hợp này là do trong quá trình xử lý chát sử dụng canxi nitrate để khử gốc lignin và trùng hợp cũng khử màu của mụn dừa. Chính vì vậy nếu mụn dừa được xử lý bằng Canxi Nitrate hoặc Canxi Hydroxit sẽ không có màu. Tuy Canxi Nitrate có khả năng khử chát rất tốt, tuy nhiên nếu bạn không rửa sạch phần Canxi này thì hậu quả thật khó lường.

  • Theo quan niệm thông thường cho rằng lượng canxi còn lại trong giá thể sẽ cung cấp canxi cho cây, tiết kiệm được một phần chi phí về phân bón. Và điều này chỉ đúng khi lượng Canxi còn lại trong giá thể nằm trong ngưỡng hấp thu hữu hiệu của cây, khi đó Canxi sẽ giúp hàm lượng đạm Nitrat (N03-) giảm xuống, giúp cho các vi sinh vật rễ phát triển thuận lợi, điều tiết mạnh mẽ quá trình trao đổi chất của tế bào nhưng điều này rất khó kiểm soát vì rất khó để đo được lượng Ca2+ còn lại trong giá thể.
  • Ở trường hợp còn lại, cũng là trường hợp dễ xảy ra nhất đó là lượng canxi tồn dư vượt ngưỡng hấp thu của cây. Lúc này, không những cây bị ức chế khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng K+, Mg+2, Na+, NH4+ mà còn làm giảm khả năng thấm nước của tế bào. Và biểu hiện rõ nhất thường thấy là cây sau trồng 3-4 ngày sẽ bắt đầu bị vàng và cây luôn có hiện tượng bị mềm cây giống như thiếu nước. Sau 4-5 ngày tưới nước liên tục, lượng canxi tồn dư sẽ được rửa trôi và những cây con hầu hết đều có thể tự phục hồi lại sau đó 1 tuần. Chính vì vậy, phương pháp xử lý bằng canxi vẫn còn được sử dụng.
  1.