Tổng hợp kỹ thuật phục hồi cây vải sau thu hoạch vụ 2025: cải tạo đất, bón phân hữu cơ BSF, chăm sóc lộc non và phòng trừ sâu bệnh. Bí quyết giúp cây khỏe mạnh, vụ sau sai quả.
Sau một vụ vải thiều bội thu, cây vải phải tiêu hao lượng lớn dinh dưỡng để nuôi quả. Thêm vào đó, đặc thù vụ vải 2025 thu hoạch muộn hơn trung bình từ 10 - 15 ngày càng khiến cây bị suy kiệt nghiêm trọng hơn.
Nếu không có biện pháp phục hồi kịp thời, cây vải sẽ:
Bị yếu bộ rễ, chậm phục hồi.
Lộc non ra kém, phân hóa mầm hoa vụ sau giảm.
Tích tụ mầm bệnh trong đất, tăng nguy cơ sâu bệnh hại lộc và quả.
Vì vậy, chăm sóc cây vải sau thu hoạch là bước quan trọng để tái tạo sức sống cho cây, cải tạo đất, chuẩn bị cho vụ quả năm sau.
Ngay sau khi thu hoạch xong từng lô, bà con cần tiến hành tỉa cành:
Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành tăm khuất trong tán.
Giữ lại bộ khung cành khỏe mạnh, cân đối.
Giúp ánh sáng phân bố đều, hạn chế nơi trú ngụ của sâu bệnh.
Vì sao cần cải tạo đất?
Sau vụ thu hoạch, đất thường bị chai cứng, mất cân bằng hệ vi sinh.
Dư lượng phân hóa học tích tụ làm pH đất giảm, bộ rễ dễ thối, kém phát triển.
Giải pháp: Sử dụng phân hữu cơ BSF chuyên dùng cải tạo đất và phục hồi cây sau thu hoạch.
Lợi ích khi sử dụng BSF:
Cung cấp mùn hữu cơ giúp đất tơi xốp, cải thiện kết cấu đất.
Kích hoạt hệ vi sinh có lợi, phục hồi sức sống cho bộ rễ.
Bổ sung dinh dưỡng cân đối giúp cây ra lộc khỏe.
Hạn chế nấm bệnh trong đất, phòng thối rễ, chết nhanh.
Nên kết hợp BSF + vôi bột (1 - 2 kg/cây) sau thu hoạch giúp cải tạo pH đất tối ưu.
Sau 15 - 20 ngày bón BSF (khi bộ rễ đã phục hồi bước đầu), tiến hành bón thúc:
NPK tổng hợp (ưu tiên loại giàu lân và kali): giúp lộc mập khỏe, chuẩn bị phân hóa mầm hoa.
Đạm ure: dùng lượng vừa phải khi lộc bật đều.
Duy trì độ ẩm đất ổn định trong suốt giai đoạn phục hồi.
Tránh để đất khô hạn kéo dài hoặc ngập úng sau mưa lớn.
Các đối tượng sâu bệnh hại cần chú ý:
Sâu cuốn lá, sâu róm: ăn lộc non, làm lộc kém phát triển.
Nhện lông nhung: gây hại nặng trên lộc non và lá.
Nấm bệnh: phát sinh trong điều kiện ẩm độ cao.
Biện pháp:
Phun phòng khi lộc dài 2 - 5 cm, nhắc lại 7 - 10 ngày/lần.
Sử dụng luân phiên các hoạt chất: Emamectin Benzoate, Abamectin, Cypermethrin…
Kết hợp phân bón lá giàu trung vi lượng giúp lộc cứng khỏe, nhanh già.
Do vụ thu hoạch muộn, cây càng cần phục hồi sớm, không để kéo dài thời gian "ngủ nghỉ" sau vụ.
Phân hữu cơ BSF nên bón ngay sau khi dọn vườn để giúp bộ rễ có thời gian hấp thu tốt nhất.
Với cây sai quả nhiều, có thể chia bón phân thành 2 đợt, cách nhau 20 - 25 ngày.
Chăm sóc vải thiều sau thu hoạch là yếu tố then chốt giúp cây khỏe mạnh, nuôi lộc tốt và chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho phân hóa mầm hoa.
Trong đó, sử dụng phân hữu cơ BSF là giải pháp ưu việt giúp:
Cải tạo đất, tái tạo hệ sinh học đất.
Phục hồi bộ rễ sau vụ thu hoạch.
Kích thích cây ra lộc khỏe mạnh.
Một vụ vải thành công bắt đầu ngay từ giai đoạn chăm sóc sau thu hoạch hôm nay!
Bà con cần tư vấn cụ thể về sản phẩm hữu cơ BSF và quy trình chăm sóc vải, hãy liên hệ ngay Nguồn Sinh Thái - Eco Source để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ
Hotline: 0834 999 500 - 0916 888 300
Email: nguonsinhthai@gmail.com