06/04/2021

NGUỒN NƯỚC “SẠCH” ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ XỬ LÝ XƠ DỪA

Với tính năng giữ ẩm tốt, tăng độ tơi xốp thông thoáng cho hệ rễ và khi xơ được xử lý tốt các chỉ số EC và Ph ở mức trung tính, sẽ giúp cây hấp thu dinh dưỡng tối ưu nhất. Giá thể xơ dừa được xem giá thể hoàn hảo để trồng cây trực tiếp hoặc trộn với đất. Chính vì thế, hiện nay việc sử dụng mụn dừa hay xơ dừa làm giá thể trồng cây rất nhiều, đặc biệt đối với hệ thống trồng cây công nghệ cao.

 

Xơ dừa khi chưa được xử lý chứa chất chát Tanin và Lignin, hai chất này gây hại cho bộ rễ của cây. Tanin là chất chát làm kết tủa protein và hòa tan trong nước. Lignin là chất chát không tan trong nước chỉ hòa tan trong môi trường kiềm. Hai thành phần này chúng rất khó phân hủy và làm tắt các đường hút dinh dưỡng của rễ cây. Nếu sử dụng trực tiếp sẽ làm cây còi cọc, chậm phát triển hoặc ngộ độc cho cây trồng dẫn đến cây chết. Tanin là có khả năng tan được trong môi trường nước nhưng Lignin lại chỉ có thể hòa tan trong môi trường kiềm. Do vậy khi xử lý mụn dừa cần phải kết hợp xử lý ngâm xả với nước sạch và vôi.

 

Để loại bỏ được hết Tanin có trong xơ dừa cần phải ngâm xả khoảng 4 – 5 ngày, nguồn nước sử dụng để xử lí cực kỳ quan trọng đảm bảo “sạch” để những chỉ số của xơ dừa được đảm bảo. Đối với chỉ số của nguồn nước để xử lí xơ dừa EC <0.5, pH khoảng 5.6 – 6.0 mức trung tính. Tuy nhiên thực trạng kiểm soát chuẩn nguồn nước để xử lí thì chưa có nhiều đơn vị sản xuất quan tâm đến vấn đề này, đa phần sẽ tận dụng nguồn nước sông, ao, hồ có sẵn tại địa phương để xử lí. Việc sử dụng những nguồn nước chưa được kiểm định này thì khả năng dư lượng kim loại nặng hoặc nhiễm khuẩn rất cao, hay cặn bã khi chúng ta sử dụng nguồn nước này, khiến cho các chỉ số cần thiết không đạt chuẩn, không xử lí sạch được hàm lượng tanin trong xơ dừa.

 

Miền Tây nước ta là vùng cung cấp lượng xơ dừa lớn nhất cả nước, tuy nhiên thời gian gần đây nguồn nước sông và mạch nước ngầm bị nhiễm mặn, độ nhiễm mặn cực cao, nên việc xử lí xơ dừa gặp ảnh hưởng không ít, gần như không thể xử lí được vì EC trong nước quá cao. Một số đơn vị nhập nguồn nước từ các tỉnh lân cận ít nhiễm mặn hơn về để xử lí nhưng chi phí tương đối lớn và nguồn nước thực chất là nguồn nước trực tiếp từ sông, hồ chưa được xử lí về mặt chất lượng chưa thực sự đảm bảo cho nguồn giá thể.

Đối với Nguồn Sinh Thái, việc kiểm soát nguồn nước xả chát cực kì quan trọng trong khâu đầu vào, tại đây nguồn nước được Nguồn Sinh Thái sử dụng là nước máy thủy cục.

Nước máy có điểm gì nổi bật hơn so với nước tự nhiên khi áp dụng vào quá trình xả chat mụn dừa?

Nước máy là nước tự nhiên từ ao hồ, sông suối được xử lý tại nhà máy nước và đưa vào sử dụng. Sau khi được lọc sạch cặn bã, bùn đất, rong rêu, nước sẽ được xử lý để loại bỏ bớt vi khuẩn, kim loại nặng, chính vì thế khi sử dụng nguồn nước máy sẽ kiểm soát được chất lượng của nước để xả chat.

 

Trước khi đưa nguồn nước máy vào quy trình xả chat, hệ thống nước sẽ được đưa tới bộ lọc xử lí RO, bộ xử lí này giúp khử độ mặn trong nước và xử lí vi sinh sau đó được đưa vào xả chat.

 Trong quá trình xả chát, luôn được KCS kiểm tra đo kiểm định EC, pH để đảm bảo sản phẩm mụn dừa Eco đưa tới tay người tiêu dùng là sản phẩm chất lượng nhất.

Thanh Tâm - Nguồn Sinh Thái