07/05/2021

ỚT CHUÔNG TRỒNG GIÁ THỂ ECO N1

Giá trị của ớt chuông và nhu cầu thị trường


Nguồn gốc của ớt chuông


Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt đã và đang là một trong những loại nông sản có giá trị kinh tế cao và được xếp vào các loại rau củ quả xuất khẩu nhiều nhất sang các nước như Hàn Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Trung Quốc. Điều này giúp ớt chuông thu hút được phần lớn sự quan tâm và đầu tư của rất nhiều nhà vườn. Vậy nguồn gốc của ớt chuông là từ đâu, tại sao nó lại có giá trị kinh tế cao đến vậy? Hãy cùng Eco Source tìm hiểu nhé.


Tổ tiên của loài ớt chuông được phát hiện tại vùng đất Mexico, Columbus là người đã phát hiện và trồng tại Trung và Nam Mỹ.Năm 1493, ớt chuông lần đầu được xuất sang Tây Ban Nha và từ đây chúng bắt đầu được thị trường châu Âu biết đến, cũng như bắt đầu phân bố rộng hơn sang các nước châu Á. Đến năm 1925 ớt chuông và hạt giống của nó chính thức được thương mại hóa. Tại Việt Nam, ớt chuông còn được gọi là ớt Đà Lạt bởi đặc biệt chỉ có vùng đất này mới trồng được ớt chuông có chất lượng cao.
Các loại ớt chuông được ưa chuộng
Không giống như các anh chị em cùng họ, chúng có hình giống quả chuông, vỏ dày và giòn, có vị nồng, hậu ngọt chứ không cay như ớt hiểm, ớt xiêm.


Ớt chuông có khá nhiều loại, sau đây là một số loại được trồng phổ biến;

• Ớt chuông đỏ: là giống ớt có màu đỏ đặc trưng khi chín, chuyển từ sắc xanh sang đỏ. Nó chứa lượng vitamin C hàng đầu (chỉ cần 50g ớt chuông đã đủ cung cấp 75% nhu cầu vitamin C cho cơ thể mỗi ngày)
• Ớt chuông vàng: tương tự như giống ớt đỏ, nó có màu đặc trưng khi chín là màu vàng, chuyển từ sắc xanh sang vàng, cũng chứa nhiều vitamin A và C
• Ớt Chuông Xanh: đây là loại ớt chứa nhiều beta caroten nhất, là tiền chất của vitamin A, cung cấp vitamin A nhiều nhất.
• Ớt Anh Đào: có vị ngọt, mọng nước và thơm hơn so với ớt chuông đỏ, giàu vitamin A và

 

Các yếu tố tạo nên giá trị kinh tế cao cho ớt chuông
 

Giá trị dinh dưỡng của ớt chuông trong y học
 

Giúp tăng cường thị lực


Sắc tố carotenoid Lutein và zeaxanthin trong ớt chuông giúp hạn chế tác hại của ánh sáng xanh đến điểm vàng của mắt. Zeaxanthin nhiều nhất trong ớt chuông xanh. Tuy vậy, ớt chuông đỏ lại có lượng vitamin A nhiều nhất. Nhờ những điều này, các món ăn từ ớt chuông giúp tăng cường thị lực, nhìn rõ hơn vào ban đêm và ngăn ngừa chứng quáng gà.

Cải thiện tình trạng thiếu máu
Trong hầu hết các loại ớt chuông đều chứa hàm lượng sắt lớn và cung cấp đến 300% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt ở ruột, cải thiện tình trạng thiếu máu của cơ thể.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Phenol và flavonoid có trong ớt chuông đỏ có khả năng khử gốc tự do gây ra bệnh thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, Phytonutrients trong ớt ngọt còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, đột quỵ và ung thư, thu giãn hô hấp cho các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, giúp giảm các cơn hen.

 

Giá trị trong ẩm thực
Ớt chuông có vị cay nồng, hậu ngọt, mang đến một hương vị đặc biệt không thể thiếu cho các món ăn. Chính vì vậy, nó cũng rất có ý nghĩa trong ẩm thực thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

 

Bảo quản được lâu
Ớt chuông có thời gian sử dụng và bảo quản lên đến 30 ngày ở nhiệt độ 5 -7 oC. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu ớt chuông.

 

Giới hạn về vùng trồng
 

Đối với ớt chuông, về điều kiện thổ những và ánh sáng đều thuộc điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với nhiệt độ môi trường thì khá khắt khe, cây ớt được trồng trong môi trường có nhiệt độ ban ngày 25-28oC và 18-20oC vào ban đêm mới có thể sinh trưởng, phát triển tốt và có chất lượng quả cao nhất. Tại Việt Nam, Lâm Đồng chính là thủ phủ của ớt chuông bởi nơi đây có nhiệt độ môi trường tương thích với điều kiện sống của nó.
 

Tuy vậy, những năm gần đây tình hình bệnh hại trên ớt chuông ngày càng nghiêm trọng và khó kiểm soát. Chính vì vậy, hình thức canh tác ớt chuông công nghệ cao đã được áp dụng và có hiệu quả rất rõ rệt. Trong đó, ớt chuông được trồng trong nhà màng hoặc nhà kính có hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm và quạt thông gió giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Cũng nhờ vào nhà màng, nhà vườn dễ dàng kiểm soát được côn trùng và một phần bệnh hại từ môi trường bên ngoài.
Nhưng để kiểm soát được bệnh hại từ đất, cần dùng mụn dừa đã xử lý để làm giá thể trồng. Theo đánh giá của chủ vườn, ớt chuông trồng giá thể xơ dừa nấm bệnh ở bộ rễ được kiểm soát lên đến 95%. Với mô hình này, cây phát triển nhanh, đồng bộ với nhau rất dễ chăm sóc và cho thu hoạch đều đặn. Sau 3 tháng xuống giống, cùng với việc đảm bảo dinh dưỡng thì cây sẽ cho thu hoạch liên tục 6 tháng và mỗi cây sẽ cho thu hoạch trung bình 5kg trái/đợt.

 

Vậy có thể thấy ớt chuông có giá trị cao về dinh dưỡng cũng như trong y học. Cùng với hiệu quả của nông nghiệp công nghệ cao và khí hậu tại tỉnh Lâm Đồng đã tạo ra ớt chuông chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước Châu Á lân cận cũng như chuẩn Châu Âu về màu sắc, trọng lượng, hàm lượng vitamin cũng như thời gian bảo quản và sử dụng. Và một phần rất quan trọng trong quá trình trồng đó chính là giá thể trồng từ mụn dừa đã xử lý, đây là nơi rễ ớt sẽ trực tiếp bám vào hấp thu nước và dinh dưỡng, nên tuyệt đối nguồn giá thể phải được chọn lọc kỹ càng, xử lý sạch chất chát và sạch mầm bệnh. Các bạn cần thêm thông tin về qui trình trồng ớt chuông
Hãy liên hệ với Eco Source ngay nhé.

Thông tin liên hệ
Hotline 1: 0834 999 500 - Thủy Tiên
Hotline 2: 0916888300 - Thanh Tâm
Email: nguonsinhthai@gmail.com


Thủy Tiên – Nguồn Sinh Thái