14/03/2023

Tất tần tật những thắc mắc về giá thể trồng cây mà bạn không nên bỏ lỡ

Tất tần tật những thắc mắc về giá thể trồng cây mà bạn không nên bỏ lỡ

Giá thể trồng cây là gì? Tại sao bạn cần giá thể để trồng cây?Giá thể này phù hợp với loại cây trồng nào? Đây là những câu hỏi được khách hàng quan tâm nhất. Sau đây, Nguồn Sinh Thái sẽ chia sẻ thông tin để giải đáp thắc mắc 

1. Giá thể trồng cây là gì? 

Giá thể trồng cây là vật liệu giúp rễ cây bám và hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây. Đồng thời cũng là môi trường giúp cây đứng vững. Hiện nay, có một số loại giá thể và chúng được chia thành 2 nhóm:

a. Giá thể hữu cơ

Giá thể hữu bao gồm các thành phần như mụn dừa, tro trấu, mùn cưa, peat moss, vỏ thông…. Đặc điểm của những vật liệu này là có dinh dưỡng, dễ phân hủy và có thể thay đổi pH, đặc tính trong quá trình trồng cây. Những loại giá thể hữu cơ được sử dụng nhiều nhất hiện nay, chúng ta phải kể đến các loại giá thể sau:

Mụn dừa

Mụn dừa là giá thể được sử dụng nhiều nhất. Loại giá thể này có giá thành rẻ, nguyên liệu sẵn có và xử lý tương đối dễ. Mụn dừa có đặc điểm là tơi xốp, giữ ẩm tốt, dễ phối trộn và kết hợp với các loại giá thể khác. Mụn dừa có nhiều xơ sợi sẽ thoát nước tốt hơn. Nhược điểm lớn nhất của mụn dừa là cần phải xử lý chất chát và muối có bên trong trước khi trồng.

Tro trấu

Tro trấu cũng là một loại giá thể phổ biến với số lượng dồi dào. Nước ta là nước nông nghiệp, với số lượng xuất khẩu gạo hàng năm nhất nhì thế giới thì nguồn vỏ trấu cung cấp để làm giá thể trồng cây rất lớn. Trấu sống có đặc tính thoát nước tốt, thời gian phân hủy lâu, phù hợp để những loại cây cần độ thông thoáng cao. Trấu sống có nhược điểm là còn nhiều cám gạo, lẫn hạt lúa nên trong quá trình sử dụng có thể bị nấm mốc, lúa con mọc lên nhiều.

Để khắc phục nhược điểm này, người ta sẽ đem trầu đi đốt để tạo ra sản phẩm tro trấu. Tro trấu có 2 loại:

  • Trấu hun là trấu sống được đốt trong điều kiện thiếu oxy. Vỏ trấu còn được giữ nguyên vẹn hình dạng cho nên đặc tính thoát nước tốt vẫn được giữ. Bên cạnh đó mầm bệnh cũng được xử lý.
  • Trấu đốt hay tro trấu là giá thể chúng ta thường thấy nhiều nhất của trấu. Khi đốt trấu sống trong điều kiện thiếu oxy sẽ hình thành tro trấu. Giá thể tro trấu thì giữ ẩm tốt, chứa nhiều kali nhưng dễ bị bí, nén

Peatmoss

Peatmoss hay còn có tên gọi khác là rêu (than bùn). Peatmoss có đặc tính giống như mùn dừa. Chúng rất nhẹ, tơi xốp và giữ ẩm tốt. Đây là loại giá thể được sử dụng nhiều để ươm hạt, trồng cây. Peat Moss là giá thể nhập khẩu nên có giá thành hơi cao.

b. Giá thể vô cơ

Giá thể vô cơ hay giá thể trơ là những loại giá thể khó hoặc lâu phân hủy. Chúng ít bị thay đổi các tính chất như pH, EC trong quá trình sử dụng hoặc làm thay đổi tính chất của các vật liệu khác.

Các loại giá thể vô cơ chúng ta thường gặp như: cát, rockwool, đất nung, các loại đá khoáng như perlite, pumice, vermiculite.

Đá Perlite trân châu

Đây là một loại đá núi lửa, có màu trắng, trắng xám. Đá Perlite Trân châu có đặc điểm là tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, giữ ẩm trung bình, độ pH trung tính và không chứa tác nhân gây hại cho cây trồng. Trong nông nghiệp, đá perlite thường được sử dụng để trồng cây, ươm hạt, giâm cành, làm giá thể thủy canh. 

Đá Vermiculite

Đá Vermiculite cũng là một loại đá núi lửa có màu vàng ánh kim. Đặc điểm nổi bật của Vermiculite là giữ ẩm tốt nhưng giá thể không bị nén. Ngoài ra,Vermiculite cũng có độ pH trung tính, không chứa tác nhân gây bệnh cho cây trồng. Vermiculite thường được sử dụng để ươm hạt, giâm cành, làm giá thể thủy canh. 

Đá bọt Pumice

Đá bọt Pumice cũng là đá núi lửa nhưng khác với perlite và Vermiculite là chúng được khai thác trực tiếp để sử dụng, không cần phải qua quá trình nung. Pumice có màu trắng như pumice Thổ Nhĩ Kì, Pumice có màu xám như pumice Indonesia. Pumice thoát nước rất tốt nhờ có vô số các lỗ bọt bên trong và trên bề mặt đá. Pumice thường được sử dụng để trồng lan, xương rồng sen đá, hoa hồng, lọc hồ cá…

2. Giá thể trồng cây với từng loại cây trồng

Bất cứ loại giá thể nào đều có những ưu nhược điểm riêng. Kết hợp chúng với nhau sẽ tạo ra hỗn hợp giá thể phù hợp cho từng loại cây trồng.

Các bạn thích trồng rau ăn lá có thể sử dụng mụn dừa. peat moss, tro trấu, đá Perlite. Một số công thức giá thể sử dụng cho rau ăn lá như:

  • 100% mụn dừa đã xử lý (dùng cho các loại rau mầm)
  • 1 mụn dừa đã xử lý + 1 tro trấu + 1 phân bò (dùng chung cho các loại rau ăn lá, hoa kiểng, cây ăn quả)
  • 90% mụn dừa + 10% đá Perlite dùng cho các loại rau cần thoát nước tốt

Nếu việc phối trộn này làm cho bạn mất quá nhiều thời gian. Đã vậy, đôi khi nguyên liệu chưa xử lý không đảm bảo chất lượng còn ảnh hưởng đến cây trồng. Vì vậy, để thuận tiện, tiết kiệm thời gian, công sức, bạn nên lựa chọn các sản phẩm đất trồng đã được trộn sẵn nhé.

Đối với các loại cây cần độ tơi xốp tốt hơn thì bạn cần phối trộn thêm các loại đá khoáng. Ví dụ như:

Trồng hoa hồng: bố sung thêm 10 – 20% đá Perlite, Pumice trong hỗn hợp giá thể

Xem thêm: Giá thể trồng cây chuyên dùng cho hoa hồng CocoFlora

Trồng xương rồng sen đá: tỷ lệ các loại đá khoáng Perlite, pumice, Vermiculite chiếm từ 50 – 60% tỷ lệ phối trộn các loại giá thể.

Xem thêm: Giá thể trồng cây chuyên dùng cho sen đá CocoUp

Việc phối trộn giá thể trồng cây tại nhà thì dựa trên đánh giá cảm quan người trồng rất nhiều. Ngoài ra, công thức giá thể còn phụ thuộc vào cả thời tiết ở khu vực đó nữa. Bạn nên ưu tiên chọn các loại giá thể ở địa phương để tiết kiệm chi phí.

Trên đây là những thông tin chia sẻ giá thể trồng cây là gì? Tỷ lệ phối trộn như thế nào.Hi vọng với bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn nhé.

 

Công ty TNHH Nguồn Sinh Thái

106 Nguyễn Ngọc Lộc, phường 14, quận 10, HCM 

nguonsinhthai@gmail.com

Hotline 1: 0834 999 500 

Hotline 2: 0916888300